Ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực
1. Mục tiêu đào tạo
PEO 1: Người học có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật, học tập suốt đời.
PEO 2: Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu trong phạm vi của ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực;
PEO 3: Kỹ năng tư duy phản biện, phát hiện vấn đề; đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động trong ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực. Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; làm việc nhóm; có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;
PEO 4: Người học có thái độ có tác phong làm việc chuyên nghiệp; lập kế hoạch, điều phối và quản lý các nguồn lực; hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ; làm việc độc lập hoặc theo nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.
2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
SO 1: Áp dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí động lực.
SO 2: Vận dụng các kiến thức cơ bản về toán và khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực của Kỹ thuật Cơ khí động lực.
SO 3: Ứng dụng kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc trong lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí động lực.
SO 4: Phân tích được các kiến thức lý thuyết và thực tiễn sâu, rộng trong phạm vi của Kỹ thuật Cơ khí động lực.
SO 5: Xây dựng được kế hoạch, tổ chức, giám sát, quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn.của lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí động lực.
SO 6: Sử dụng ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
SO 7: Phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí động lực.
SO 8: Đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động nghiên cứu, vận hành, khai thác trong lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí động lực.
SO 9: Thể hiện khả năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc.
SO 10: Hành động với thái độ và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
SO 11: Định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
3. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:
Cơ hội nghề nghiệp của ngành Cơ khí động lực rất đa dạng và rộng mở, bạn có thể đảm nhận công việc tại các vị trí như: Vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng phụ kiện và lắp ráp ô tô, máy động lực; Điều hành giám sát tại các cơ sở sửa chữa ô tô, máy động lực; Kiểm định tại các trạm đăng kiểm ô tô hoặc kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô
Vị trí việc làm phù hợp:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Cơ khí động lực có thể đảm nhận công việc tại các vị trí:
- Vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, máy động lực;
- Điều hành, giám sát tại các cơ sở sửa chữa ô tô, máy động lực;
- Kiểm định tại các trạm đăng kiểm ô tô;
- Kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng.
- Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo trung tâm, viện nghiên cứu về Kỹ thuật Cơ khí động lực.
4. Chương trình khung các khóa ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực