Phòng Đào tạo - KHCN và Công tác Sinh viên

PHÒNG ĐÀO TẠO, KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG TÁC SINH VIÊN

LÃNH ĐẠO PHÒNG

PHÒNG ĐÀO TẠO, KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG TÁC SINH VIÊN

Trưởng Phòng

PGS.TS Nguyễn Tuấn Linh

Email: tuanlinhck@gmail.com; nguyentuanlinh@haui.edu.vn

SĐT: 0902079537

Phòng Đào tạo, Khoa học công nghệ và Công tác sinh viên thuộc trường Cơ Khí - Ô tô được thành lập ngày 01/8/2023 theo Quyết định số 893/QĐ-ĐHCN. Phòng có các nhiệm vụ như sau:

1. Đào tạo

- Tham mưu, xây dựng chiến lược phát triển đào tạo các ngành, các lĩnh vực của Trường Cơ khí – Ô tô;

- Soạn thảo, trình Hiệu trưởng ký ban hành theo thẩm quyền hoặc chuẩn bị để Hiệu trưởng trình cơ quan quản lý cấp trên các quy chế, quy định, đề án liên quan đến công tác đào tạo của Trường;

- Phối hợp với các đơn vị trong Trường nghiên cứu và đề xuất với lãnh đạo Trường về phát triển các chương trình đào tạo lĩnh vực Cơ khí – Ô tô;

- Tham mưu và giúp Hiệu trưởng Trường xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh Đại học, Sau đại học các ngành trong lĩnh vực cơ khí – ô tô theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội;

- Xây dựng kế hoạch, tiến độ đào tạo, thời khóa biểu cho các lớp học các ngành lĩnh vực Cơ khí – Ô tô;

- Là đầu mối tổng hợp, tổ chức biên soạn, thẩm định, tự đánh giá và cải tiến các chương trình đào tạo lĩnh vực Cơ khí – Ô tô;

- Tổ chức công tác biên soạn, thẩm định, đánh giá, nghiệm thu, lựa chọn, phê duyệt giáo trình, tài liệu tham khảo, học liệu cho các chương trình đào tạo của Trường;

- Cấp chứng chỉ, bảng kết quả học tập cho người học theo phân cấp;

- Tham mưu và giúp Hiệu trưởng Trường quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy chế, quy định, hướng dẫn, kế hoạch của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và của Trường về tổ chức, quản lý và triển khai đào tạo lĩnh vực Cơ khí – Ô tô;

- Tổng hợp và lập các báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất về quy mô, cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề, kết quả học tập của người học, kết quả giảng dạy của người dạy phục vụ công tác quản lý của Trường;

- Tổ chức xây dựng và thực hiện việc đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên; kiểm tra báo cáo thống kê và xác nhận khối lượng giảng dạy của giảng viên để thanh toán theo chế độ;

- Tổ chức tìm kiếm và phối hợp với các đơn vị trong trường đề xuất các chương trình liên kết đào tạo lĩnh vực Cơ khí – Ô tô;

- Xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng của Phòng phù hợp với hệ thống đảm bảo chất lượng chung của Trường.

2. Khoa học Công nghệ

- Tham mưu, xây dựng chiến lược phát triển các hoạt động KH&CN của Trường;

- Phối hợp với các đơn vị trong Trường nghiên cứu và đề xuất với lãnh đạo Trường về phát triển hoạt động KH&CN lĩnh vực Cơ khí – Ô tô;

- Chủ trì và phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học lĩnh vực Cơ khí - Ô tô;

- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực Cơ khí – Ô tô;

- Là đầu mối tổng hợp, tổ chức thẩm định, đánh giá, nghiệm thu các công trình, dự án, đề tài NCKH, đề án KHCN các cấp và giáo trình lĩnh vực Cơ khí – Ô tô;

- Tổ chức tìm kiếm và phối hợp với các đơn vị trong trường đề xuất các chương trình liên kết nghiên cứu, các đề tài, dự án NCKH và ứng dụng các kết quả NCKH lĩnh vực Cơ khí – Ô tô.

3. Công tác sinh viên

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch về giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên;

- Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác đánh giá rèn luyện của sinh viên;

- Chủ trì tổ chức các cuộc đối thoại giữa trường với sinh viên; nắm bắt tình hình tư tưởng của sinh viên;

- Quản lý cơ sở dữ liệu sinh viên;

- Tham mưu cho Hiệu trưởng và giải quyết thủ tục hành chính, chế độ chính sách cho sinh viên, về công tác chủ nhiệm lớp;

- Đầu mối liên lạc cựu sinh viên, học viên. Quản lý toàn diện thông tin cựu sinh viên, học viên; huy động nguồn tài trợ từ cựu sinh viên, học viên cho hoạt động của Trường.

4. Khảo thí và đảm bảo chất lượng

- Nghiên cứu, đề xuất phương án đánh giá kết quả học tập phù hợp với yêu cầu đào tạo của các ngành, các trình độ đào tạo của Trường;

- Nghiên cứu, xây dựng, trình Hiệu trưởng Trường ban hành quy định biên soạn đề thi và hình thức thi, kiểm tra, đánh giá; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống ngân hàng đề thi, ngân hàng câu hỏi thi cho từng học phần, môn học;

- Thống kê, báo cáo về công tác khảo thí theo yêu cầu của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, của Trường và các cấp có thẩm quyền theo quy định;

- Tham mưu cho Hiệu trưởng Trường tổ chức hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường phù hợp với các ngành lĩnh vực Cơ khí – Ô tô;

- Chủ trì xây dựng và điều phối triển khai thực hiện các kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục trong Trường theo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng quốc gia và quốc tế.

- Phối hợp với Trung tâm Đảm bảo chất lượng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và các đoàn đánh giá ngoài tổ chức triển khai đánh giá chất lượng giáo dục các ngành của Trường theo các tiêu chuẩn Quốc gia và quốc tế.

- Phối hợp với Trung tâm Đảm bảo chất lượng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thực hiện hoạt động khảo sát, thăm dò ý kiến các bên liên quan đối với các hoạt động của Trường; tổng hợp, phân tích và báo cáo các số liệu về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục theo yêu cầu của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, của Trường và các cấp có thẩm quyền.

5. Địa chỉ liên hệ

Văn phòng: Phòng 204 Nhà A10, Trường Cơ khí - Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội, số 298 – Đường Cầu Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội.

Email: ast.smae@haui.edu.vn

Website: https://smae.haui.edu.vn/vn