Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử Ô tô

Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử Ô tô

Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử Ô tô

1. Mục tiêu đào tạo

PEO 1: Người học có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật, học tập suốt đời.

PEO 2: Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ô tô.

PEO 3: Kỹ năng, năng lực: tư duy phản biện, phát hiện vấn đề; lập kế hoạch, điều phối; hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; quản lý các nguồn lực; đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động trong ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ô tô. Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; làm việc nhóm; có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

PEO 4: Người học có thái độ có tác phong làm việc chuyên nghiệp; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

SO 1: Có khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ô tô.

SO 2: Có khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản về toán và khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực của công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ô tô.

SO 3: Có khả năng ứng dụng kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ô tô.

SO 4: Có khả năng áp dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn sâu, rộng trong phạm vi của công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ô tô.

SO 5: Có khả năng áp dụng kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn.của lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ô tô.

SO 6: Có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ô tô.

SO 7: Có khả năng đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động nghiên cứu, vận hành, khai thác trong lĩnh vực cơ điện tử ô tô.

SO 8: Có khả năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; làm việc nhóm.

SO 9: Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

SO 10: Có thái độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp.

SO 11: Có khả năng tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

3. Cơ hội việc làm:

Cơ hội nghề nghiệp của Ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử Ô tô rất đa dạng và rộng mở, bạn có thể đảm nhận công việc tại các: Các doanh nghiệp công nghiệp ô tô hàng đầu Việt Nam như Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Thaco, VinFast, Ford Việt Nam, Piaggio, Hyundai-Kefico... Các trung tâm R&D liên quan tới phương tiện thông minh, phát triển xe điện và xe tự hành... Các trường đại học, Viện nghiên cứu.

Vị trí công việc: Sinh viên tốt nghiệp ngành Cơ điện tử ô tô có thể đảm nhận công việc tại các vị trí:

- Cán bộ lãnh đạo/Cán bộ thiết kế tại các phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu và phát triển, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện, điện tử Ô tô, phương tiện thông minh, xe điện và xe tự hành;

- Cán bộ lãnh đạo/ Cán bộ vận hành và giám sát hệ thống;

- Cán bộ lãnh đạo/ Cán bộ sản xuất, quản lý phương tiện, nguồn động lực và thiết bị - xe chuyên dụng;

- Cố vấn dịch vụ/Giám đốc dịch vụ kỹ thuật tại các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô;

- Giảng viên các trường đại học, cao đẳng thuộc khối ngành Cơ khí Động lực.

4. Chương trình khung các khóa ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử Ô tô

* Chương trình khung ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử Ô tô khóa 19

* Chương trình khung ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử Ô tô khóa 18

* Chương trình khung ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử Ô tô khóa 17