TIẾN SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ
Mã ngành đào tạo: 9520201
1. Mục tiêu đào tạo
- Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ với mục tiêu đào tạo người học có kiến thức thực tế và lý thuyết chuyên sâu, tiên tiến ở vị trí hàng đầu của kỹ thuật cơ khí; có kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin, phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; có kỹ năng tư duy, nghiên cứu độc lập, sáng tạo tri thức mới; có kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức, thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn; thể hiện năng lực sáng tạo, có khả năng tự định hướng và dẫn dắt chuyên môn, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến nghị khoa học và các hàm ý chính sách.
- Mục tiêu cụ thể (PEO):
PEO 1: Có kiến thức cốt lõi, nền tảng và phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí.
PEO 2: Có kiến thức tiến tiến, chuyên sâu về quản trị tổ chức và hoạt động chuyên môn kỹ thuật cơ khí.
PEO 3: Có kỹ năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ phục vụ nghiên cứu và phát triển; Kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn; Kỹ năng suy luận, phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo; Kỹ năng quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển và kỹ năng thảo luận trong nước và quốc tế thuộc ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu và phổ biến các kết quả nghiên cứu.
PEO 4: Có năng lực nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới; Đưa ra các ý tưởng, kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau; Thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt những người khác; Tư vấn và ra quyết định mang tính chuyên gia; Quản lý nghiên cứu và có trách nhiệm cao trong việc học tập để phát triển tri thức chuyên nghiệp, kinh nghiệm và sáng tạo ra ý tưởng mới và quá trình mới.
2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (SO)
SO 1: Vận dụng được kiến thức cốt lõi, nền tảng và phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí.
SO 2: Tổng hợp kiến thức tiến tiến, chuyên sâu về quản trị tổ chức và hoạt động chuyên môn kỹ thuật cơ khí.
SO 3: Vận dụng lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ phục vụ nghiên cứu và phát triển nhằm tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn.
SO 4: Vận dụng kỹ năng suy luận, phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo trong quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển và kỹ năng thảo luận trong nước và quốc tế thuộc ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu và phổ biến các kết quả nghiên cứu.
SO 5: Nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới nhằm đưa ra các ý tưởng, kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau và thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt những người khác
SO 6: Tư vấn và ra quyết định mang tính chuyên gia trong hoạt động quản lý và có trách nhiệm cao trong việc học tập để phát triển tri thức.
3. Tiêu chí đánh giá (PI)
PI 1.1: Vận dụng được kiến thức cốt lõi, nền tảng thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí
PI 1.2: Áp dụng được kiến thức phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại trong hoạt động chuyên môn và quản lý.
PI 1.3: Tổng hợp kiến thức tiên tiến, chuyên sâu thuộc lĩnh vực của ngành cơ khí.
PI 2.1: Vận dụng kiến thức về quản trị tổ chức liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp cơ khí.
PI 2.2: Thiết kết hoạt động nghiên cứu khoa học trên cơ sở áp dụng sự phát triển công nghệ mới liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp cơ khí.
PI 3.1: Áp dụng kỹ năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ phục vụ nghiên cứu và phát triển
PI 3.2: Vận dụng kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn.
PI 4.1: Vận dụng kỹ năng suy luận, phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo.
PI 4.2: Tổ chức quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển hoạt động nghề nghiệp cơ khí.
PI 4.3: Tham gia thảo luận trong nước và quốc tế thuộc ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu và phổ biến các kết quả nghiên cứu.
PI 5.1: Chủ động trong nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới
PI 5.2: Sáng tạo các ý tưởng, kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau
PI 5.3: Thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt những người khác trong hoạt động chuyên môn
PI 6.1: Tư vấn và ra quyết định mang tính chuyên gia trong hoạt động nghề nghiệp
PI 6.2: Tổ chức học tập, nghiên cứu có trách nhiệm để phát triển tri thức, sáng tạo ra ý tưởng mới và quá trình mới.
4. Cơ hội việc làm
- Nghiên cứu viên và giảng viên về cơ khí tại các viện nghiên cứu, các trường đại học;
- Chuyên gia hoạch định, phân tích, xây dựng đề án và dự án về các hoạt động liên quan tới lĩnh vực cơ khí; làm việc tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty, các tổ chức liên quan đến chuyên ngành đào tạo từ Trung ương tới địa phương;
- Chuyên viên cao cấp về quản trị thiết bị của các doanh nghiệp, các công ty;
- Các nhà quản lý tại cơ quan quản lý nhà nước hay giám đốc kỹ thuật tại các doanh nghiệp, các công ty.