Thạc sĩ Kỹ thuật Cơ khí động lực
1. Mục tiêu chung (PEO)
Đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực có trình độ chuyên môn cao, có khả năng nghiên cứu và lãnh đạo nhóm nghiên cứu các lĩnh vực của chuyên ngành, có tư duy khoa học, có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề khoa học chuyên ngành, có khả năng trình bày, giới thiệu các nội dung khoa học, đồng thời có khả năng chuyên môn phục vụ đào tạo các bậc Đại học và Cao đẳng.
Thạc sĩ Kỹ thuật Cơ khí Động lực có phương pháp tư duy tổng hợp và hệ thống, khả năng tiếp cận, tổ chức và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành Cơ khí Động lực; có khả năng và phương pháp nghiên cứu khoa học độc lập, sáng tạo, có khả năng thích ứng với môi trường kinh tế - xã hội toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, Thạc sĩ sau khi tốt nghiệp đảm bảo được các yêu câu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp.
- Mục tiêu cụ thể:
PEO 1: Có kiến thức về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu và vận dụng các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp trong lĩnh vực cơ khí động lực;
PEO 2: Có các kiến thức cơ sở kỹ thuật và lĩnh vực cơ khí động lực; các quá trình vật lý của nguồn động lực, động lực học ô tô, hệ thống bảo dưỡng, sửa chữa, đăng kiểm cũng như dây chuyền sản xuất lắp ráp nguồn động lực, phương tiện vận tải;
PEO 3: Có kỹ năng nghề nghiệp, giao tiếp cũng như quản lý để có thể làm việc trong môi trường đa ngành, đa văn hóa, đa quốc gia;
PEO 4: Có đạo đức nghề nghiệp cũng như hiểu biết kinh tế, chính trị; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với lĩnh vực cơ khí động lức để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng; Có tinh thần vươn lên trong cuộc sống; Có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý để phát triển nghề nghiệp; Có tư duy học tập suốt đời.
2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (SO)
SO 1: Có khả năng áp dụng các kiến thức về toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật vào việc giải quyết các vấn đề thuộc kỹ thuật cơ khí động lực;
SO 2: Có khả năng phân tích, tính toán thiết kế, mô phỏng và đánh giá các thành phần, hệ thống liên quan đến ngành kỹ thuật cơ khí động lực;
SO 3: Có khả năng giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa ngành, đa văn hóa; Có khả năng tìm kiếm và sử dụng tài liệu kỹ thuật phù hợp;
SO 4: Có khả năng lập kế hoạch, phân tích và đánh giá được tính thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, tác động cục bộ và toàn cục của vấn đề nghiên cứu với các cá nhân, tổ chức và xã hội;
SO 5: Có khả năng áp dụng các kỹ năng và công cụ kỹ thuật trong việc nghiên cứu, thiết kế và đánh giá các vấn đề khoa học thuộc ngành cơ khí động lực;
SO 6: Có khả năng tự học và nghiên cứu độc lập, sáng tạo và học tập suốt đời; Sự hiểu biết về trách nhiệm và vấn đề nghề nghiệp, đạo đức, luật pháp, an ninh và xã hội.
3. Cơ hội việc làm
- Nghiên cứu viên và giảng viên về lĩnh vực cơ khí động lực (động cơ, ô tô, máy bay, tàu thủy…) tại các viện nghiên cứu, các trường đại học;
- Chuyên gia hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách về các hoạt động liên quan tới lĩnh vực cơ khí động lực; làm việc tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty, các tổ chức kinh tế - xã hội từ Trung ương tới địa phương;
- Chuyên viên cao cấp về phân tích, đánh giá và kiểm soát chất lượng sản phẩm của các các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế;
- Các nhà quản lý tại cơ quan quản lý nhà nước hay giám đốc kỹ thuật tại các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế.
4. Chương trình khung các khóa ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực:
*Chương trình khung ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực K13
*Chương trình khung ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực K12