Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Ngành Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp

Ngành Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp

1. Mục tiêu đào tạo

PEO 1:Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học cơ bản để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;

PEO 2: Có kiến thức cơ sở và chuyên ngành để phát hiện, giải quyết vấn đề liên quan đến thiết kế, vận hành, tối ưu hóa hệ thống sản xuất;

PEO 3: Có kỹ năng: làm việc cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm để làm việc trong môi trường liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia;

PEO 4: Có hiểu biết về kinh tế, chính trị; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.

2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

SO 1: Áp dụng kiến thức toán học, khoa học cơ bản, kỹ thuật và công nghệ để giải quyết các bài toán Kỹ thuật hệ thống công nghiệp;

SO 2: Thiết kế và tiến hành thực nghiệm các hệ thống kỹ thuật công nghiệp, phân tích, xử lý dữ liệu và tổng hợp kết quả;

SO 3: Quản lý hoạt động sản xuất, dịch vụ và thiết kế hệ thống công nghiệp;

SO 4: Mô hình hóa, mô phỏng hệ thống và tối ưu các hệ thống sản xuất;

SO 5: Kiểm soát năng suất, chất lượng và cải tiến liên tục hướng tới sản xuất tinh gọn;

SO 6: Lựa chọn và sử dụng các công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm đánh giá, vận hành các thiết bị, hệ thống hiện đại trong sản xuất;

SO 7: Giao tiếp văn bản, thuyết trình và sử dụng hình ảnh ở cả môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật. Trình độ tiếng anh bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc;

SO 8: Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, nhận biết và thực hiện các trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp;

SO 9: Nhận thức và nhu cầu, động lực tham gia vào việc phát triển chuyên môn liên tục, suất đời;

SO 10: Nhận thức đầy đủ về chính trị, pháp luật cũng như những vấn đề đương đại.
3. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp đủ khả năng để làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất hay dịch vụ, tổ chức chính phủ hay phi chính phủ cũng như các cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp có thể đảm nhận công việc tại các vị trí:

- Quản lý vật tư, chuỗi cung ứng và hoạch định tồn kho (Cung ứng vật tư như: tính toán nhu cầu vật tư để thu mua; Hoạch định kế hoạch sản xuất, kế hoạch hoạt động cho đơn vị; Kho vận như: nhận và lưu kho sao cho an toàn, hiệu quả; quản lý việc nhận và giao hàng để tiết kiệm chi phí vận chuyển);

- Quản đốc phân xưởng sản xuất (hoạch định hoạt động của dự án, theo dõi tiến độ dự án);

- Quản lý và kiểm soát chất lượng (Phân tích hoạt động để nâng cao năng suất dây chuyền sản xuất; Kiểm tra sản phẩm, kiểm soát hoạt động để bảo đảm chất lượng; trợ giúp thiết lập và duy trì hoạt động của hệ thống chất lượng ISO 9001);

- Điều độ nguồn lực sản xuất;

- Thiết kế hệ thống sản xuất…

- Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh lực Hệ thống Công nghiệp

4. Chương trình khung các khóa ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp

- Chương trình khung ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp khóa 19

- Chương trình khung ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp khóa 18

- Chương trình khung ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp khóa 17

- Chương trình khung ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp khóa 16

- Chương trình khung ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp khóa 15

- Chương trình khung ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp khóa 14