Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp - ngành học mở ra cơ hội việc làm trong môi trường công nghiệp 4.0
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp (tên Tiếng Anh Industrial Systems Engineering, ISE), là ngành đào tạo ra những người chuyên điều hành các hoạt động sản xuất, dịch vụ, cung ứng, dự án cho doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ.
1. Hiểu về Ngành Hệ thống Công nghiệp như thế nào?
Lịch sử ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp gắn liền với CMCN tại Mỹ và Anh vào cuối thế kỷ XIX khi gắn quy mô sản xuất, phát triển doanh nghiệp cần những nhà chuyên môn có năng lực điều hành việc vận hành sản xuất sao cho hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Hình 1: Tiến trình hình thành ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
Theo Viện Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp Mỹ (www.iise.org), Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp là ngành kỹ thuật giúp tối ưu hóa quá trình, hệ thống, tổ chức thông qua việc loại bỏ lãng phí về thời gian, tiền bạc, vật tư, nhân công, giờ chạy máy, năng lượng trong vận hành… nhằm nâng cao chất lượng và năng suất.
2. Các lĩnh vực của ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
Hình 2: Các lĩnh vực ngành Kỹ thuật hệ thống Công nghiệp
3. Vị trí việc làm của ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
4. Hệ thống đào tạo ngành Hệ thống Công nghiệp tại Việt Nam và trên thế giời?
Ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp được đào tạo hầu hết ở các nước phát triển và đang phát triển, đặc biệt các trường Đại học nổi tiếng thế giới như: Stanford Univesity (Anh quốc); University of Florida (Mỹ); RWTHAACHEN Unversity (Đức); Korea University (Hà Quốc); École Polytechnique (Pháp); National Unversity of Singapore vv…
Ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp đã và đang được đào tạo tại các trường trong nước như: Đại học Bách khoa HCM; Đại học quốc tế TP HCM; Đại học Bách khoa Đà Nẵng; Đại học Cần Thơ; Đại học Sư phạm Hưng Yên; Đại học Hàng Hải.
5. Đào tạo ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khóa đào tạo
Ngành kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp được đào tạo tại trường Đại học Công nghiệp Hà nội từ năm 2019 bắt đầu từ khóa K14. Trong quá trình đào tạo, hằng năm CTĐT ngành KTHTCN đều có sự rà soát và điều chỉnh cấp học phần. Đặc biệt, năm 2023 thực hiện kế hoạch về điều chỉnh Khung CTĐT, ngành KTHTCN đã được cập nhật nhiều lĩnh vực mới nhằm đáp ứng được xu hướng phát triển của xã hội, của doanh nghiệp, đặc biệt là xu hướng phát triển của Khoa học – Công nghệ, trí tuệ nhân tạo và cuộc cách mạng 4.0.
Đến năm 2023 hiện có 05 Khóa (từ K14 – K18) đang được đào tạo. Trong đó, Khóa 14 đã tốt nghiệp năm 2023, quan khảo sát việc làm đối với sinh viên K14 hầu hết các em đều có việc làm đúng ngành, đúng nghề sau khi ra trường.
Hình 3: Một số lĩnh vực được đưa vào Chương trình đào tạo Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
Cơ sở vật chất đào tạo ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp.
Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp đa dạng về trang thiết bị từ hệ thống sản xuất cơ khí như: Phòng thí nghiệm công nghệ CNC; Phòng thí nghiệm tự động hóa; Trung tâm thiết kế và phát triển sản phẩm: Trung tâm số hóa nhà máy sản xuất; Trung tâm số hóa và truyền động cơ bản; Trung tâm tự động hóa và truyền động nâng cao. Các phần mềm phục vụ chuyên ngành KTHTCN như: Phần mềm mô phỏng hệ thống nhà máy, hệ thống sản xuất Plant Simulation; Phần mềm lập kế hoạch điều độ Opcenter APS Academic; Phần mềm quản lý vận hành hệ thống sản xuất MES vv…
Hoạt động nghiêu cứu khoa học sinh viên
Hằng năm, số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp tăng lên và chất lượng nghiên cứu đều được cải thiện qua từng năm
Bảng 1: Bảng tổng hợp SV ngành KTHTCN tham gia NCKH
Phương thức tuyển sinh ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
Ngành kỹ thuật của Hệ thống Công nghiệp xét tuyển theo theo tổ hợp: A00, A01
Bảng 2: Bảng tổng hợp chỉ tiêu và điểm trúng tuyển ngành KTHTCN
Liên hệ tư vấn ngành KTHTCN
Văn phòng Khoa Hệ thống Công nghiệp – P.505 – A10
Email: ise.same@haui.edu.vn
Fanpage: Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp - ĐHCN Hà Nội (https://www.facebook.com/profile.php?id=100057630670622)
Thứ Hai, 09:47 01/04/2024